Cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên
Cây trạng nguyên mang ý nghĩa may mắn, đỗ đạt, thành công. Cây trạng nguyên thường được trồng chậu trang trí nội thất hoặc trồng bồn hoa. Dưới đây là những kỹ thuật trồng cây hoa trạng nguyên một cách dễ dàng.
- Nhiệt độ thích hợp trồng hoa trạng nguyên
Hoa trạng nguyên thuộc họ thầu dầu, tuy không ưa ẩm nhưng lại ra hoa vào mùa xuân. Nhiệt độ tốt cho cây hoa trạng nguyên phát triển và đẹp là từ 16 độ C đến 22 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ, lá rụng và tàn lụi. Hoặc khi nhiệt độ trên 25 oC thì cây hạn chế sinh trưởng, lá héo úa và chết. Do đó, cần đặt cây dưới nơi bóng râm vào ban ngày và dưới ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây rất nhiều. Để cây ra hoa tốt và các lá bắc có màu đẹp thì cây cần có thời gian dài trong bóng tối hơn sáng.
Cây thường ra hoa vào mua thu, khi chu kỳ đêm dài hơn ngày. Đối với trạng nguyên không nên tưới phun mạnh lên toàn bộ khu vực trồng hoa trong sân vườn, sẽ làm đất và vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Cần tưới dưới gốc nhẹ. Trạng nguyên không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết. Chú ý luôn giữ đất vừa ẩm chứ không ướt.
- Bón phân
Bón phân càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Sử dụng loại phân NPK (20:20:20) bón cho cây. Định kỳ 1 tháng/ 1 lần với lượng pha loãng 5kg/ thùng 220 lít với nước và tưới cho cây. Trong thời tiết ấm nếu tưới nước mỗi ngày thì cây thường xuyên thay lá. Trong thời gian 2 – 3 tuần cây ra hoa thì tưới 1 lít nước hòa tan với 2 muỗng phân bón NPK.
- Bệnh hại
Trạng nguyên thường gặp phải các bệnh như thối gốc, đốm lá, phấn trắng hay héo xanh. Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh có thể dễ dàng có phương án ứng cứu:
Sâu hại: Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám): Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non.
Sử dụng: Supracide 40 ND 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
Nhện hại (nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác): Nhện châm vào lá chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, lá màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối.
Sử dụng: Pegesus 500 EC 8 –10 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND 30 – 40 ml/bình 8 lít, ortus 5 SC 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND 10 –15 ml/ bình 8 lít…
Rệp nhảy: Rệp nhảy gây hại rất nghiêm trọng cho trạng nguyên. Rệp nhảy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại, sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính, màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng, lá sẽ bị chết khô.
Sử dụng : Supracide 40 ND 10 – 15ml / bình 8 lít; Polytrin P- 440 EC 15- 20 ml/ bình 8 lít; Ofatox 440 EC 8- 10 ml / bình 8 lít. Bọ trĩ: Sâu non và trưởng thành chích hút dịch lá cây, cây bị hại nặng còi cọc không phát triển.
Phòng trừ: Trước khi trồng vệ sinh trong và ngoài nhà lưới, nhặt sạch cỏ dại, nhặt bỏ lá già. Khi phát hiện thấy triệu chứng có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học sau: Bassa 50 EC 15 -20ml/ bình 8 lít, Match50 ND 10ml/ bình 8 lít, Suprathion 40 EC 15- 20ml/ bình 8 lít ….
Bệnh thối gốc: Bệnh phát sinh nhiều do chế độ twois nước tưới phân không hợp lý, giá thể thường xuyên trong tình trạng độ ẩm cao. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra.
Phòng trừ: sử lý tốt giá thể trước khi trồng, sử dụng một số loại thuốc hoá học: Benlate C 15- 20g/bình 8lít, Rhidomil MZ 72WP 20 -25 g/ bình 8 lít, Validamycin 50 SC 10 – 20ml/ bình…
Bệnh đốm lá: Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâunhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Anvil 5SC 10 –15 ml/bình 8 lít; Tospin M 70 NP 8 –10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN 25 –30 g/bình 8 lít.
Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, mặt dưới lá mô bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu.
Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500 SC 5 – 8ml/bình 8 lít, Score 250 ND 10 15 ml/bình 8 lít, New Kausan 16,6 BTN 10 15 g/bình 8 lít nước.
Bệnh héo xanh vi khuẩn: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bí mạch thâm đen.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: VibenC 50 BTN 20 – 25 g/ bình 8 lít, Ner Kasusan 16,6 BTN 10 – 15 g/ bình 8 lít Streptomicin 100 150 ppm.
- Kỹ thuật chăm sóc khi cây trạng nguyên đã ra hoa
Trạng nguyên yêu cầu đất thoát nước tốt và ánh sáng đầy đủ. Cây trạng nguyên phát triển tốt khi được cung cấp ánh sáng đầy đủ nhưng tránh ánh sáng trực tiếp và gió lùa. Giảm lượng nước tưới sau khi hoa tàn, để cây đi vào thời gian ngủ nghỉ. Suốt thời gian này, cây có thể chịu được nhiệt độ thấp nhưng không thấp quá 10°C.
Khi thời tiết ấm hơn vào cuối mùa Xuân, ta có thể thay chậu cho cây. Trong thời gian thay chậu cần để cây trong bóng râm. Sau khi ra hoa cây thường trơ thân và cành. Ta cũng tiến hành cắt tỉa cây trong giai đoạn này để tạo hình cho cây. Giữ cây thấp lùn và hạn chế phát triển của cây bằng cách bấm ngọn những mầm mới nhú ra cho đến giữa tháng 8.
Cây trạng nguyên rất nhạy cảm với thời tiết lạnh và sương giá nên đưa cây vào nhà khi thời tiết chuyển lạnh sau đó cần tưới nước cho cây bằng cách pha với 2 muỗng phân bón NPK 16-12-8-11+TE cho 1 lít nước và cần đảm bảo 2 tuần một lần.
Với những thông tin trên hy vọng đã phần nào giúp bạn có được những thông tin chi tiết nhất về loại cây này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn 0972 663 158.